[Bảo vật quốc gia]Bộ giáp đỏ Akaito Odoshi Yoroi kèm [Mũ chùm và tấm bảo vệ vai lớn], Được chỉ định vào tháng 11 năm 1952

[Bảo vật quốc gia]Bộ giáp đỏ Akaito Odoshi Yoroi kèm [Mũ chùm và tấm bảo vệ vai lớn]tấm ảnh01
Thể hiện tinh thần võ sĩ đã tận dụng triệt để công nghệ tiên tiến nhất của thời đạiĐây là bộ giáp kiểu "O-yoroi" được chế tạo vào cuối thời đại Heian và là bộ giáp đủ bộ lâu đời nhất. Tổng trọng lượng khoảng 26 kg.
Theo truyền ký của đền, bộ giáp này được ghi nhận là do Hatakeyama Shigetada dâng tặng vào năm 1191.
O-yoroi còn được gọi là bộ giáp nghi lễ chính thức "Shikisho-no yoroi" vì đây là loại giáp chính thức trong các buổi lễ cấp cao.

* Thời đại Heian: 794 - 1185

Bộ giáp O-yoroi là hiện thân của vẻ đẹp trang nghiêm khi sử dụngBộ giáp đỏ Akaito Odoshi Yoroi là vật phẩm rất có giá trị, được coi là loại giáp O-yoroi điển hình, với các tính năng giúp bắn tên chính xác từ trên lưng ngựa và thể hiện thị hiếu thẩm mỹ của giới quý tộc thời Heian.
Tướng quân đời thứ 8 là Tokugawa Yoshimune và tướng quân đời thứ 10 là Ieharu đã thưởng ngoạn bộ giáp này tại lâu đài Edo vào thời đại Edo và đã được ghi trong cuốn "Shukojisshu" xuất bản vào năm 1800.

* Shukojisshu là cuốn danh mục cổ vật và mỹ thuật cổ do Matsudaira Sadanobu biên soạn.

Kết tinh của kỹ thuật thủ công truyền thống, thể hiện tài nghệ của nghệ nhânBộ giáp O-yoroi được chế tạo bằng cách nối bằng dây các tua da bò được gọi là "Kozane". Những tấm Kozane nhỏ nhưng khi được xếp lại với nhau sẽ làm tăng độ cứng để phòng thủ, đồng thời còn giúp dễ dàng di chuyển khi tấn công và tạo nên bộ áp giáp O-yoroi tuyệt đẹp.


[Bảo vật quốc gia]Bộ giáp đỏ Akaito Odoshi Yoroi kèm [Mũ chùm và tấm bảo vệ vai lớn]tấm ảnh02
Màu đỏ thẫm từ 800 năm trước vẫn còn lại cho đến ngày naySợi cũ màu đỏ thẫm từ cuối thời đại Heian vẫn giữ màu sắc tươi sáng cho đến tận ngày nay trong khi các sợi đỏ mới được khôi phục vào năm 1903 đã bị phai màu.
Điều này cho thấy kỹ thuật nhuộm của thời đại Heian vượt trội hơn so với kỹ thuật nhuộm của thời đại Meiji, vốn là kỹ thuật nhuộm tiên tiến nhất thời bấy giờ.

Mũ chùm cổ đại thể hiện sự uy nghiêmMũ chùm bảo vệ đầu bao gồm phần "Hachi" và "Shikoro".
Phần "Hachi" có chỏm mũ "Igaboshi Kabuto" với các đinh sắt được tán vào, được gọi là các ngôi sao. Còn "Shikoro" là tấm che để bảo vệ cổ, vai với các cạnh trái và phải được uốn cong nhẹ để bảo vệ khuôn mặt.
[Bảo vật quốc gia]Bộ giáp đỏ Akaito Odoshi Yoroi kèm [Mũ chùm và tấm bảo vệ vai lớn]tấm ảnh03
Bộ giáp O-yoroi đủ bộ lâu đời nhất còn lại ở Nhật Bản này tượng trưng cho vẻ đẹp và lòng dũng cảm tột bậc.Chỗ uốn cong ở cạnh trái và phải của phần "Shikoro" trên mũ chùm, còn được gọi là "Fukikaeshi". Xung quanh các bộ phận bằng sắt và mặt trước của Fukikaeshi có dán những bức tranh vẽ các hoa văn đẹp mắt trên da hươu và được trang trí bằng các phụ kiện kim loại hình hoa cúc.

Chiếc mũ này không chỉ có tính năng mà còn cho ta cảm nhận được sự trang nhã quý phái của giới quý tộc thời đại Heian. Những bộ giáp thay đổi theo thời gian, tạo ra vẻ đẹp lộng lẫy và tráng lệ đúng như bản lĩnh của các võ sĩ.

[Bảo vật quốc gia]Bộ giáp đỏ Akaito Odoshi Yoroi kèm [Mũ chùm và tấm bảo vệ vai lớn]tấm ảnh04
Bộ giáp đỏ Akaito Odoshi Yoroi được cho là do Shigetada dâng tặngTương truyền rằng vũ khí được thừa kế từ thời đại của Hatakeyama Shigetada đã được dâng tặng cho Đền Musashi-Mitake-jinja.
Nhìn vào bộ giáp đỏ Akaito Odoshi Yoroi còn lại cho đến ngày nay, làm gợi lên hình ảnh chiến binh Shigetada cầu nguyện các vị thần của núi Mitake, vốn là núi thiêng của đất nước Musashi.

Hatakeyama Shigetada, tấm gương của các võ sĩHatakeyama Shigetada (1164-1205) sinh ra trong một gia đình quản lý cấp cao nhất của Musashi Kokufu, hoạt động từ cuối thời đại Heian đến đầu thời đại Kamakura. Ông trở thành gia thần của Minamoto-no Yoritomo và đóng vai trò là một chư hầu quan trọng trong Mạc phủ Kamakura.
Cuốn biên niên sử "Azuma Kagami" của Mạc phủ Kamakura ghi rằng ông có ngoại hình vượt trội, có tài năng về âm nhạc và có sức mạnh đến mức có thể vác được tảng đá lớn.
Trong trận chiến Ichi-no-Tani, nổi tiếng với chiến thuật chạy xuống đồi "Hiyodorigoe-no Sakaotoshi" của Minamoto no Yoshitsune, có một tình tiết kể lại rằng ông đã cõng con ngựa yêu quý của mình khi trèo xuống vách núi vì "Không thể để ngựa bị thương".
Nhân cách trong sáng của ông được mệnh danh là "Tấm gương của các võ sĩ".