[Bảo vật quốc gia]Yên ngựa Enmonraden Kagamikura, Được chỉ định vào tháng 2 năm 1957

[Bảo vật quốc gia]Yên ngựa Enmonraden Kagamikura tấm ảnh01
Dụng cụ cưỡi ngựa tương trưng cho thời đại Kamakura và là yên ngựa đủ bộ duy nhất còn sót lại tại Nhật BảnVào cuối thời đại Heian, những chiếc yên ngựa với hình dáng mới được chế tạo cải thiện cho phù hợp với các trận chiến kỵ binh của giới quý tộc triều đình và võ sĩ, thay thế loại yên ngồi không ổn định và khó sử dụng.
Kinpukurin là đồ trang trí màu vàng kim, được đính ở viền yên ngựa.
Enmonraden là kỹ thuật khảm vỏ trai dạ quang với họa tiết hình mắt rắn.

* Thời đại Kamakura: 1185-1333

[Bảo vật quốc gia]Yên ngựa Enmonraden Kagamikura tấm ảnh02



[Bảo vật quốc gia]Yên ngựa Enmonraden Kagamikura tấm ảnh03
Yên ngựa khảm xà cừ, ánh lên bảy sắc cầu vồngPhần trang trí dùng vỏ trai dạ quang quý hiếm, tạo nên thiết kế đẹp lộng lẫy.
Có thể suy đoán rằng do được chế tạo vào thời đại cấm trang trí toàn bộ bằng khảm xà cừ xa xỉ nên yên ngựa này có hình dạng "Yên ngựa nhẵn bóng phủ vàng" được phủ vàng đồng.

[Bảo vật quốc gia]Yên ngựa Enmonraden Kagamikura tấm ảnh04
Dụng cụ trang trí vẫn giữ nguyên dáng vẻ qua nhiều năm thángĐặc biệt đây là vật phẩm rất quý hiếm vì là yên ngựa quân sự thời Trung cổ có đủ cả 3 dây buộc trang trí ngựa là “dây buộc đầu, dây buộc ngực, dây buộc mông” và có đầy đủ các bộ phận cơ bản như vòng mõm ngựa có hoa văn mờ hình ngọc bội.

[Bảo vật quốc gia]Yên ngựa Enmonraden Kagamikura tấm ảnh05
Bàn đạp cưỡi ngựa Nhật Bản ra đời từ nhu cầu thực tiễnBàn đạp cưỡi ngựa xuất hiện vào khoảng cuối thời đại Heian có hình lưỡi dài.
Đây là hình dạng giúp để chân ổn định và tiện sử dụng chân trong các trận chiến kỵ binh vì “lưỡi” của bộ phận giẫm chân dài nên có thể giẫm sâu.
Đây là dụng cụ cưỡi ngựa thời Trung cổ duy nhất còn lại ở Nhật Bản vẫn còn đầy đủ vòng mõm ngựa, yên ngựa, bàn đạp hình lưỡi dài và 3 dây buộc.